Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Tin tức nam khoa

Tin tức nam khoa

Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi tiết niệu là một bệnh lý rất dễ mắc phải ở cả nam và nữ nếu mọi người không có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Sỏi tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây ra những sự khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Theo dõi bài viết dưới đây, bạn sẽ được giải đáp những thắc mắc “Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?” và “Cách điều trị sỏi tiết niệu như thế nào hiệu quả?”  

Sỏi tiết niệu là gì? 

Sỏi tiếu niệu là gì? Sỏi tiết niệu trong y học là những viên sỏi được tạo bởi sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ có trong nước tiểu. Những viên sỏi này thường hình thành từ thận, sau đó di chuyển dọc theo đường đi của hệ tiết niệu. Nếu kích thước nhỏ, sỏi có thể tự trôi qua dễ dàng và được bài tiết ra ngoài mà không gây đau đớn.

Sỏi tiết niệu là bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không theo dõi và có chế độ ăn sinh hoạt hợp lý. Bệnh lý này thường mắc phải ở những đối tượng độ tuổi tuổi từ 30 -50. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu cao gấp 3 lần nữ giới. 

Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Nếu là những viên sỏi nhỏ, không gây tắc đường di chuyển các chất trong hệ tiết niệu và có thể tự bài tiết ra ngoài thì không ảnh nguy hiểm tới người bệnh. Tuy nhiên với những trường hợp soi to, đặc thì sẽ để lại những biến chứng sau: 

  • Làm xước, chảy máu đường tiết niệu, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu.
  • Làm tắc đường niệu đạo gây bí tiểu cấp tính hoặc mãn tính
  • Làm suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp có thể gây tử vong
  • Làm giảm tốc độ lọc của cầu thận, kéo dài quá 48 tiếng sẽ khiến thận bị tổn thương khó phục hồi 
  • Với trường hợp sỏi niệu quản, từ tuần t4 trở đi, người bệnh có thể phải đối mặt với 20% nguy cơ biến chứng: thắt niệu quản, nhiễm trùng máu…
  • Viêm bể thận, nhiễm trùng thời gian dài sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Sỏi tiết niệu nguyên nhân 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây sỏi tiết niệu thường khá phức tạp. Ở vị trí khác nhau, viên sỏi sẽ có cấu tạo khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến được liệt kê hiện nay là: 

  • Sự gia tăng bài tiết của các chất hòa tan trong nước tiểu: lượng Calci, oxalat, cystine hay acid uric tăng đều có nguy cơ tích tụ tạo thành sỏi.
  • Sự thay đổi về lý tính (thời tiết nóng bức, công việc nặng nhọc, uống ít nước,…) khiến lượng nước tiểu giảm khiến nồng độ các chất hữu cơ tăng.
  • Đám randall.
  • Do bít tắc bẩm sinh gây tồn đọng nước tiểu.

Sỏi tiết niệu có mấy loại 

Hiện nay, sỏi tiết niệu được phân loại theo 2 cách: theo vị trí và theo thành phần hóa học. 

  1. Chia theo thành phần hóa học

  • Sỏi Calci: đây là loại sỏi thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu (chiếm 80-90%). Sỏi này rất cứng, cản quang, hình dáng gồ ghề, màu nâu vàng.
  • Sỏi Magnésium Ammonium Phosphate (sỏi nhiễm trùng): Sỏi này hình thành do nhiễm trùng lâu ngày gây ra, màu vàng, hơi bở, kích thước lớn. Sỏi này có thể lấp kín đài bể thận gây ra sỏi san hô.
  • Sỏi Cystine: Sỏi có bề mặt trơn láng, nhiều cục, xuất hiện ở cả hai thận.
  • Sỏi Urate: sỏi kết tủa trong chủ mô thận, không cản quang, khó thấy trên phim X-quang.
  1. Chia theo vị trí

  • Sỏi trong thận: Sỏi hình thành ở đài thận và sỏi bể. Sỏi ở trong thận thường gây đau quặn, gây nhiễm trùng, dễ để lại biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. 
  • Sỏi niệu quản: Do sỏi di chuyển từ bể thận xuống đến niệu quản gây bít tắc đường tiết niệu. Dấu hiệu khi bị sỏi niệu quản: cơn đau xuất hiện đột ngột, cường độ đau tăng rất nhanh và kịch phát. Không có tư thế giảm đau, đau từ hông lưng xuống trước bụng. 
  • Sỏi bàng quang: 80% sỏi bàng quang là do sỏi từ thận, niệu quản rơi xuống, 20% còn lại là do bế tắc vùng cổ bọng đái, niệu đạo như phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo,…
  • Sỏi niệu đạo: Sỏi từ bàng quang chui xuống niệu đạo theo dòng nước tiểu bị mắc kẹt không tiểu ra được. Sỏi niệu đạo gây bí tiểu cấp làm người bệnh rất khó chịu, có hiện tượng chảy máu niệu đạo. 

Cách điều trị sỏi tiết niệu 

Tùy vào kích thước, vị trí và nguyên nhân hình thành sỏi, các bác sĩ sẽ có những phương án điều trị khác nhau. 

  1. Điều trị nội khoa 

Phương pháp này áp dụng cho những viên sỏi nhỏ (thường là dưới 6mm), số lượng ít và không có biến chứng quan trọng. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị như 

  • Thuốc giảm đau: Các loại chống viêm không chứa steroid hoặc thuốc giãn cơ trơn để làm giảm các cơn đau quặn thận.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng trong dấu hiệu có nhiễm trùng như sỏi struvite.
  • Thuốc hỗ trợ tan sỏi: Được chỉ định theo từng loại sỏi khác nhau. 
  • Thuốc lợi tiểu: Dùng để hỗ trợ bệnh nhân tống xuất sỏi dễ dàng hơn qua đường tiểu.

Bên cạnh việc uống thuốc, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, và uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình đào thải sỏi ra ngoài cơ thể. 

  1. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa trong sỏi tiết niệu thường sử dụng 1 trong 4 phương pháp: tán sỏi nội da, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da và phẫu thuật mở. Mỗi phương pháp sẽ áp dụng cho những trường hợp, kích thước và vị trí sỏi khác nhau. 

  • Đối với trường hợp sỏi thận hoặc sỏi niệu quản, thường được chỉ định cách phương pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ống mềm, lấy sỏi qua da. 
  • Đối với trường hợp sỏi bàng quang phương pháp tối ưu và phổ biến nhất là tán sỏi nội soi. Có thể thực hiện tán sỏi ngược dòng hoặc tán sỏi nội soi bằng ống mềm.
  • Đối với sỏi niệu đạo thường sử dụng phương pháp tán sỏi nội soi hoặc phẫu thuật mở

Nhìn chung đối với các bệnh lý liên quan đến sỏi tiết niệu, nếu kích thước sỏi to ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh thì phương pháp mổ mở và nội soi được sử dụng nhiều hơn cả. 

Đơn Nguyên Nam Khoa & Y Học Giới Tính, Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội là một trong những cơ sở điều trị các bệnh lý sỏi tiết niệu hàng đầu ở Hà Nội. Trung tâm có đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có uy tín luôn tận tâm, tâm huyết, hết lòng vì bệnh nhân. Thêm vào đó, trung tâm cũng luôn ưu tiên đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, sẵn sàng đáp ứng mọi phương pháp điều trị để mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. 

Sỏi tiết niệu trong trường hợp sỏi bé, nhẹ không gây ra biến chứng thì không nguy hiểm. Tuy nhiên dù sỏi to hay nhỏ thì mọi người vẫn nên tới các cơ sở chuyên khoa đề có phương án can thiệp sớm, tránh sỏi phát triển gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn trong tương lai. 

ĐẶT LỊCH KHÁM

⏰Thời gian làm việc:
▪️ Thứ 2 – Thứ 7: từ 7h30 đến 16h30
▪️ Chủ nhật: từ 7h đến 12h
🏥 Đơn Nguyên Nam Khoa & Y Học Giới Tính
⚜️⚜️ Bệnh Viện Đa Khoa Hà Nội ⚜️⚜️
☎️ Hotline: 1900234529 (chọn nhánh 5)
📧 Email: cskh@benhvienhanoi.vn
🏠 Địa chỉ: 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

Đăng ký nhận tư vấn