Thoát vị bẹn nguy hiểm như thế nào?

Tin tức nam khoa

Tin tức nam khoa

Thoát vị bẹn nguy hiểm như thế nào?

Thoát vị bẹn là tình trạng tạng trong ổ bụng không nằm ở vị trí thông thường mà chui qua khỏi một điểm yếu của thành bụng di chuyển xuống bìu, từ đó hình thành khối lớn bất thường ở vùng bụng dưới gọi là khối thoát vị. Tình trạng này gây căng đau, khó chịu vùng bẹn, đôi khi gây tắc ruột và hoại tử ruột. Mổ thoát vị bẹn là phẫu thuật nhằm đẩy các tạng thoát vị trở lại vị trí cũ và củng cố điểm yếu ở thành bụng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp có thoát vị nghẹt thì cần mổ cấp cứu để tránh hoại tử ruột.

Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở nam giới, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi, những người thường phải làm các công việc nặng nhọc, gắng sức, bê vác gây gia tăng áp lực lên ở bụng.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn

  • Nguyên nhân bẩm sinh

Bệnh thường xảy ra với trẻ từ khi mới sinh ra. Do bệnh lý ở ống phúc tinh mạc, ống hình thành túi thoát vị gián tiếp dẫn đến nguy cơ bị thoát vị bẹn cao hơn. Các bệnh lý liên quan đến bệnh như tràn dịch màng tinh hoàn, nang nước thừng tinh…

  • Nguyên nhân mắc phải

Do thành bụng suy yếu hay gặp ở những người già lớn tuổi dẫn đến thoát vị bẹn trực tiếp. Hoặc do người bệnh thường xuyên phải lao động nặng nhọc, gắng sức, chấn thương vùng bẹn bìu… cũng làm suy yếu cơ thành bụng tạo điều kiện cho các tạng thoát vị xuống vùng bẹn bìu.

Ngoài ra, trong trường hợp áp lực ổ bụng tăng liên tục hoặc kéo dài cũng là một trong những điều kiện thuận lợi dẫn đến thoát vị bẹn. Hay gặp trong trường hợp:

  • Táo bón nhiều năm kéo dài
  • Tiểu khó do phì đại tiền liệt tuyến hoặc do hẹp niệu đạo.
  • Ho lâu ngày kéo dài
  • Từng bị thoát vị bẹn

Dấu hiệu nhận biết thoát vị bẹn

Hầu hết, những trường hợp mắc phải thoát vị bẹn sẽ không gây ra triệu chứng quá khó chịu ở giai đoạn đầu, cũng chính vì điều này nên việc phát hiện bệnh thường khá muộn khi khối thoát vị đã sa xuống quá nhiều và không đẩy lên được kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi, gây bất tiện trong sinh hoạt và đau đớn, khó khăn cho người bệnh. Một số các dấu hiệu điển hình của thoát vị bẹn bạn có thể quan sát để nhận diện bao gồm:

  • Vùng bẹn xuất hiện một khối nhỏ phồng lên. Tùy vào tư thế, mức độ vận động của bạn mà khối này có kích thước rõ rệt. Ngược lại, khi thư giãn, nằm im thì khối này sẽ xẹp xuống.
  • Khi dùng tay sờ khối thoát vị sẽ thấy mềm.
  • Người bệnh có thể dùng tay để đẩy khối thoát vị lên ổ bụng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi có biến chứng kẹt và nghẹt, thì khối này không thể di động lên.
  • Là dấu hiệu xuất hiện không rõ ràng nhưng nếu để ý sẽ thấy có cảm giác tức nặng vùng bẹn. 
  • Khối phồng vùng bẹn có thể xuất hiện một bên hoặc cả hai bên.
  • Xuất hiện tình trạng buồn nôn, táo bón,… thì đây là dấu hiệu hay gặp của thoát vị bẹn đã biến chứng thành thoát vị nghẹt (triệu chứng của biến chứng tắc ruột).
  • Thoát vị nghẹt là khi vùng bẹn đau sưng đỏ, kèm sốt cao. Biến chứng này được coi là cực kỳ nguy hiểm.

Tại Đơn nguyên Nam khoa Y học Giới tính Hà Nội, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bao thoát vị và phục hồi thành bụng bằng phương pháp  Lichtenstein. Phương pháp này giúp củng cố, tăng cường sức bền thành bụng, ít đau đớn, ít kích ứng, tránh nguy cơ tái phát, trả lại cho người bệnh cuộc sống bình thường, thoải mái trở lại.

Lưu ý sau khi mổ thoát vị bẹn:

Sau khi mổ, người bệnh cần được nghỉ ngơi, lấy lại sức. Không nên vận động hay làm việc nặng, tránh mang vác nặng, chỉ nên đi lại nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, và giúp vết thương nhanh lành.

Khi xuất viện về nhà, người bệnh cần thay băng và vệ sinh vết mổ hàng ngày, tránh tình trạng nhiễm trùng.

Có chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi giàu chất xơ, vitamin cho cơ thể, tránh bị táo bón.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Khi vết mổ đã phần nào lành lặn, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng, tránh những áp lực mạnh vào vết thương.

Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no trong một thời điểm.

Cần tái khám, kiểm tra tình trạng vết mổ cũng như sức khỏe giúp phát hiện sớm những vấn đề xấu có thể xảy ra.

Sau phẫu thuật, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế làm các công việc nặng nhọc, chú ý nghỉ ngơi, tránh phải gắng sức và đi lại nhiều.

Đơn nguyên Nam Khoa & Y học Giới Tính – Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội tự hào là địa chỉ chăm sóc sức khỏe an toàn hiệu quả và chuyên nghiệp, cam kết nỗ lực hết mình vì sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Liên hệ theo số Hotline 1900 2345 29 hoặc tới địa chỉ 29 Hàn Thuyên để được hỗ trợ thăm khám cùng chuyên gia.

ĐẶT LỊCH KHÁM

⏰Thời gian làm việc:
▪️ Thứ 2 – Thứ 7: từ 7h30 đến 16h30
▪️ Chủ nhật: từ 7h đến 12h
🏥 Đơn Nguyên Nam Khoa & Y Học Giới Tính
⚜️⚜️ Bệnh Viện Đa Khoa Hà Nội ⚜️⚜️
☎️ Hotline: 1900234529 (chọn nhánh 5)
📧 Email: cskh@benhvienhanoi.vn
🏠 Địa chỉ: 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

Đăng ký nhận tư vấn